Trong khi nhiều ngành dư thừa lao động, thì ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử vẫn thiếu nhân tài một cách trầm trọng, xã hội càng phát triển thì ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực lao động về ngành này ngày càng cấp thiết, không chỉ cung ứng cho các cơ sở sản xuất trong nước mà còn cho công tác xuất khẩu lao động. Vậy câu hỏi đặt ra là: Ngành đó học như thế nào? Học ở đâu là tốt nhất? Trong bài viết này, Khoa Điện tử – Trường Cao đẳng Bách Khoa sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về ngành này để có thể ra quyết định cho tương lai nghề nghiệp của mình.
Mục lục
1. Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử học những gì?
Trở thành sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – điện tử trường Cao đẳng Bách Khoa, người học sẽ được học các kiến thức liên quan đến các thiết bị điện và điện tử
Đầu tiên, liên quan đến việc điều khiển đến tín hiệu điện thì luôn liên quan đến các mạch điện tử, nên khi đã làm ở ngành Điện – Điện tử thì phải am hiểu về các loại linh kiện điện tử, mạch điện tử, hoặc chí ít là hiệu về công dụng điều khiển tín hiệu điện của các mạch điện tử xây dựng sẵn.
Đặc điểm chung nhất của ngành điện điện tử là xây dựng hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện; và kiểm soát các thông số điện đến máy móc một cách tự động. Do vậy ngành này sẽ tập trung vào nguyên lý và ứng dụng của các thiết bị trong hệ thống này.
Khi đi sâu vào các chuyên ngành, sinh viên được trang bị, cập nhật cho những kiến thức từ cơ bản đến chuyên ngành về kỹ thuật, thiết kế, điều hành sản xuất trong lĩnh vực mình đã lựa chọn. Cụ thể, sinh viên sẽ được học nhiều kiến thức chuyên ngành như khí cụ điện hạ áp, hình họa, vẽ kỹ thuật, máy điện, vật liệu điện, đo lường điện, vẽ điện, kỹ thuật truyền thanh, kỹ thuật truyền hình, kỹ thuật siêu âm, kỹ thuật cao tần, mạch điện, an toàn điện…
2. Học ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử ở đâu?
Học Kỹ thuật điện – điện tử, điện tử truyền thông tại Trường Cao đẳng Bách Khoa, ngoài những kiến thức thực tiễn bắt buộc, Nhà trường còn trang bị và tạo điều kiện cho các bạn sinh viên được thực hành tại các trung tâm thí nghiệm hiện đại; thường xuyên tham quan các doanh nghiệp lớn như: Sony, Samsung Vina, Panasonic, Công ty Điện lực …; được phát triển kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc tham gia CLB, hội thảo chuyên đề, hoạt động nghiên cứu khoa học của trường.
3. Địa điểm nộp hồ sơ học Cao đẳng Điện – Điện tử tại Hà Nội
Trụ sở chính: Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội
Văn phòng Tuyển sinh và Đào tạo: Tầng 1 Kí túc xá, Khu Văn hóa Nghệ thuật, Đường Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)
Điện thoại: 024 668 39 668 -*- 0868 56 11 56