Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử được đánh giá là 1 trong 3 ngành học thuộc khối ngành Kỹ thuật có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Xem tất cả thông tin liên quan đến ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử tại hệ Cao đẳng chính quy.
Mục lục
- Điện – điện tử luôn phát triển song hành với sự tiến bộ xã hội, trở thành phần quan trọng quyết định sự vận hành, phát triển của xã hội.
- Thị trường bán dẫn sẽ đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030 – Việt Nam cần nhiều kỹ sư vi mạch
- ntel (Mỹ), Renesas (Nhật), Ampere Computing (Mỹ), Marvell Technology (Mỹ), Synopsys (Mỹ), BridgeTek (Đài Loan), Faraday Technology (Đài Loan).và nhiều tập đoàn bán dẫn lớn của thế giới đang tăng cường sản xuất tại Việt Nam.
- Đến năm 2030, Việt Nam cần 50.000 kỹ sư để tham gia trong chuỗi cung ứng vi mạch bán dẫn toàn cầu.
Xem thêm: Vì sao nên lựa chọn học ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử là gì?
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là lĩnh vực công nghệ kỹ thuật thực hiện và áp dụng các nguyên tắc của kỹ thuật điện để thiết kế, phát triển, thử nghiệm và sản xuất các thiết bị điện và điện tử như thiết bị liên lạc, radar, thiết bị đo lường hoặc điều khiển công nghiệp và y tế, thiết bị dẫn đường, robot và máy tính.
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử sẽ được học những gì?
Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về: Mạch điện – Điện tử; kỹ thuật số; kỹ thuật đo lường cảm biến; công nghệ khí nén – thủy lực; điện tử công suất; vi điều khiển; kỹ thuật lập trình PLC; thiết kế hệ thống điện; năng lượng tái tạo và quản lý năng lượng; thiết kế, chế tạo robot công nghiệp,…
Bên cạnh khối kiến thức lý thuyết chuyên môn, sinh viên được thường xuyên thực hành và tập làm quen với công việc bởi thực tập điện; thực tập thiết kế mạch điện tử ứng dụng; thực tập kỹ thuật đo lường cảm biến; thực tập quấn dây máy điện; thực tập điện tử công suất; thực tập kỹ thuật lập trình PLC; thực tập vi điều khiển; thực tập trang bị điện; thực tập robot công nghiệp,…
Một số môn học chuyên ngành của Cao đẳng Kỹ thuật Điện – Điện tử tại trường Cao đẳng Bách Khoa:
- Mạch điện
- Vẽ kĩ thuật
- Điện kĩ thuật
- Điện tử tương tự
- Autocad
- Máy điện
- Trang bị điện
- Thực tập hàn
- PLC cơ bản
- Lạnh cơ bản
- Kĩ thuật Đo lường và cảm biến
- Điều khiển điện khí nén
- Thiết bị điện tử dân dụng
- Kỹ thuật sửa chữa nguồn
- Mạch điện tử
- Kỹ thuật lắp đặt điện
- Điện tử công suất
- Kỹ thuật xung – số
- Vi điều khiển
- Điều khiển lập trình cỡ nhỏ
- Truyền động điện
- Tổng quan về hệ thống cơ điện tử
- Điều khiển lập trình PLC nâng cao
Các trường đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử tại Hà Nội
Danh sách các trường Đại học đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử chất lượng tại Hà Nội:
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Trường Đại học Giao thông vận tải
- Trường Đại học Thủy lợi
- Trường Đại học Điện lực
- Trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam Trường
- Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Danh sách các trường Cao đẳng đào tạo ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử chất lượng tại Hà Nội:
- Trường Cao đẳng Bách Khoa
- Trường Cao đẳng Điện tử – Điện lạnh Hà Nội
- Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội.
- Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội
- Trường Cao Đẳng nghề Công Nghệ Cao Hà Nội.
- Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội
- Trường Cao đẳng Công nghệ và thương mại Hà Nội
Sinh viên Điện – Điện tử ra trường làm gì?
Trong nhiều năm qua, nhu cầu nguồn nhân lực về lĩnh vực Kỹ thuật điện (Kỹ thuật điện, điện tử) là rất lớn và phong phú. Hơn thế nữa, Việt Nam đã và đang hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới. Các công ty, tập đoàn lớn có xu hướng chuyển dịch kinh tế, đầu tư phát triển mạnh vào nước ta như: Intel, Samsung, LG,…. Theo dự báo, trong vài năm tới Việt Nam sẽ là một trong những trung tâm chế tạo sản phẩm điện tử lớn trong các nước ASEAN.
Do đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử có thể đảm nhận các vị trí như:
-
Kỹ sư vận hành, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị điện tử, các hệ thống điều khiển bằng điện tử tại các cơ quan, tổ chức, nhà máy, công ty, xí nghiệp
-
Cán bộ kỹ thuật, cán bộ điều hành tại các trung tâm nghiên cứu phát triển, các khu công nghiệp, nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử.
-
Chuyên viên về nghiên cứu, thiết kế, phát triển các giải pháp công nghệ thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện tử
-
Cán bộ kỹ thuật, tư vấn kinh doanh các sản phẩm công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử.
-
Chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tại các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, công ty thiết kế vi mạch, công ty điện tử …
-
Nghiên cứu viên tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao.
-
Làm việc cho Công ty Bưu chính viễn thông, các công ty dịch vụ viễn thông, tổng cục Điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc …
-
Quản trị hệ thống điện, điện lạnh tại các doanh nghiệp, trường học, công ty sản xuất và trung tâm thương mại;
-
Các công ty sản xuất và lắp ráp thiết bị điện, điện tử như lắp ráp âmly, điện thoại, máy tính, công ty sản xuất thang máy, băng chuyền …
-
Các công ty thương mại về kinh doanh thiết bị điện, điện tử, điện lạnh
Thông tin tuyển sinh ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử trường Cao đẳng Bách Khoa
Tên ngành, nghề: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
Mã ngành, nghề: 6510303
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
Thời gian đào tạo: 2.5 năm
Bạn đang quan tâm đến Cao đẳng Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử và đang tìm hiểu về trường Cao đẳng Bách Khoa. Hãy liên hệ với trường Cao đẳng Bách Khoa để nhận thông tin tuyển sinh mới nhất và được tư vấn chi tiết về ngành.