Nghề điện lạnh, điện tử được xem là ngành nghề tiềm năng và có thể làm giàu từ nghề Điện lạnh trong tương lai. Tuy nhiên, để tạo dựng một sự nghiệp giàu có, không chỉ đơn thuần là kiến thức chuyên môn mà còn cần có các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Mùa hè là mùa cao điểm với thợ điện lạnh với các công việc như: sửa tủ lạnh, điều hoà, quạt làm mát,… Vào những đợt cao điểm nắng nóng ở Hà Nội, mỗi thợ sửa điện lạnh kiếm bình quân 5 triệu đồng một ngày. Đỉnh điểm, có ngày người làm giỏi đút túi đến 8 triệu đồng. “Đặc trưng của nghề này là làm một mùa, ăn cả năm” một thợ điện lạnh lâu năm chia sẻ. Nghề điện lạnh không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn có thể mở ra cơ hội làm giàu cho những ai đam mê và thành thạo trong lĩnh vực này.
Làm giàu từ nghề điện lạnh: Với sự bùng nổ của các thiết bị điện lạnh trong mỗi gia đình, nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện lạnh ngày càng tăng. Thợ điện lạnh không chỉ có cơ hội làm giàu từ việc sửa chữa mà còn từ việc thanh lý, mua bán các sản phẩm điện lạnh đã qua sử dụng. Máy lạnh cũ sau khi được sửa chữa, tân trang có thể bán lại với giá gấp 3-5 lần, mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho thợ.
Vào mùa nắng nóng, thu nhập của thợ điện lạnh cao gấp nhiều lần các mùa khác tương ứng với lượng công việc cũng tăng lên. Mỗi ngày, một người nhận từ 10 đến 15 khách. Những đợt nắng nóng đỉnh điểm, thường kéo dài 5-10 ngày, thì kỹ sư điện lạnh luôn trong cảnh làm tất bật vẫn không hết việc.
Tuỳ theo “bệnh” của máy mà giá dịch vụ được tính khác nhau. Nếu hỏng bộ xả tuyết tủ lạnh, thay mới 250.000-400.000 đồng; thay bộ lốc (bộ khởi động) từ 800.000 đồng cho đến 1 triệu đồng. Bảo dưỡng, vệ sinh điều hoà mỗi lần là 100.000 đồng, nạp gas 250.000 đồng. Đó là chưa kể tiền công thấp nhất cũng 100.000 đồng mỗi lần sửa chữa, thay các bộ phận.
Hầu hết, khách gọi điện và thợ đến nhà sửa. Nếu bảo dưỡng, lau chùi hoặc bơm gas chỉ mất khoảng 20-40 phút. Nhưng có máy “bệnh” phức tạp phải mất vài tiếng đồng hồ.
Với các trường hợp máy bị hỏng nặng, cần thời gian tìm hiểu và khách đồng ý, thợ sẽ mang về cửa hàng. Tuy nhiên, do vận chuyển rủi ro, diện tích chứa tại cửa hàng có hạn, tâm lý khách nghi ngại, nên sửa tại chỗ luôn được ưu tiên. Đây cũng là cách tạo uy tín với khách.
Xem thêm: Học ngành Điện lạnh ra trường làm gì?
Ngoài sửa chữa và bảo dưỡng, thợ điện lạnh có thể làm giàu từ nghề Điện lạnh thông qua việc bán đồ thanh lý. Nhiều khách có điều kiện sẽ thanh lý các mặt hàng điện lạnh, điện tử với giá cực rẻ. Máy lạnh cũ sau khi làm mới được chạy thử một thời gian, nếu ổn định và không bị lỗi sẽ bán với giá cao gấp 3-5 lần so với giá mua. Mỗi chiếc máy mua vào, bán ra nhóm cũng thu được vài triệu đồng. Vào mùa cao điểm, tủ lạnh, điều hoà và quạt hơi nước cũ thường cháy hàng.
Thông tin được Cao Đẳng Bách Khoa tổng hợp