Nên học Cơ điện tử hay Điện Điện tử: Lựa chọn nào phù hợp với bạn

5/5 - (2 votes)

Nên học Cơ điện tử hay Điện Điện tử? Chương trình đào tạo của 2 ngành như thế nào và cơ hội việc làm của ngành Cơ điện tử và ngành Điện Điện tử là như nào? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để lựa chọn ngành học phù hợp với bạn thân nhé.

Cơ điện tử và Điện Điện tử là 2 ngành học thuộc nhóm các ngành khoa học kỹ thuật có xu hướng vươn lên vị trí dẫn đầu về công nghệ. Sinh viên khi theo học 2 chuyên ngành này sẽ đều được học các môn học từ cơ bản tới nâng cao, các môn học ứng dụng liên quan tới các lĩnh vực cơ khí, điện tử, tự động hoá, khoa học máy tính… 

Nhu cầu thị trường về nhân lực của 2 ngành này đều nằm trong top các nhóm ngành tạo nhiều cơ hội việc làm cũng như nhu cầu tăng cao về chất lượng nhân sự ngành học này. Vậy các thí sinh nên học Cơ điện tử hay Điện điện tử? Xem ngay sự khác biệt giữa 2 ngành học này nhé 

Nên học Cơ Điện tử hay Điện Điện tử? – Sự khác biệt giữa ngành Cơ điện tử và Điện Điện tử

Trước khi xác định nên học Cơ Điện tử hay Điện Điện tử, các bạn cần phải hiểu rõ về 2 ngành học này khác gì nhau và chương trình đào tạo gồm những môn gì?

So sánh, phân biệt giữa Cơ điện tử và Điện điện tử
So sánh, phân biệt giữa Cơ điện tử và Điện điện tử

Sự giống nhau giữa Cơ điện tử và Điện điện tử

Cơ điện tử (Mechatronics) và điện điện tử (Electronics) là hai lĩnh vực kỹ thuật có sự liên quan:

  • Cả hai lĩnh vực đều sử dụng công nghệ điện và điện tử trong thiết kế và phát triển hệ thống.
  • Sinh viên trong cả hai ngành đều cần có kiến thức về mạch điện, vật liệu điện tử, và quy trình sản xuất.
  • Cả hai lĩnh vực đều cung cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực như tự động hóa, robot, và phát triển sản phẩm công nghệ cao.

Sự khác biệt giữa ngành Cơ Điện tử và ngành Điện – Điện tử

So sánh Cơ Điện tử Điện Điện tử
Nhóm ngành đào tạo, tên ngành đào tạo

Nhóm ngành đào tạo: Công nghệ Kỹ thuật cơ khí

Tên ngành: Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

Nhóm ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông

Tên ngành: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 

Định nghĩa Cơ Điện tử là ngành học liên ngành ( vận dụng kiến thức của nhiều ngành học như: Cơ khí, Công nghệ thông tin, Tự động hóa, Trí tuệ Nhân tạo) nhằm tạo ra các sản phẩm máy móc tham gia vào công việc sản xuất vận hành các chuỗi sản xuất trong nhà máy & đời sống như Robot Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử là ngành học nghiên cứu và áp dụng các vấn đề liên quan đến điện, điện tử, điện tử và các chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu hay điện tử viễn thông…Kỹ thuật Điện – Điện tử là tạo ra các sản phẩm có giá trị cao với chi phí nguyên vật liệu ít. Nét đặc trưng nổi trội nhất của ngành là xây dựng hệ thống điều khiển và kiểm soát các thông số điện đến các dây truyền công nghệ một cách tự động.
Học những gì?

Như tên của ngành học, cơ điện tử là sự kết hợp của “cơ chế” và “điện tử”. Chương trình công nghệ kỹ thuật cơ điện tử của cung cấp cho bạn nhiều kiến ​​thức và kỹ năng về:

  • Quá trình sản xuất.

  • Các nguyên tắc điều khiển công nghiệp, bao gồm dụng cụ, mạch, linh kiện và kỹ thuật điều khiển.

  • Số liệu thống kê.

  • Hệ thống điều khiển cơ điện tử và bộ điều khiển logic lập trình.

  • Vật lý thực tế: động lực học và công suất chất lỏng.

  • Tính chất vật lý và hóa học của vật liệu dùng trong công nghiệp.

  • Các yếu tố thiết kế máy và động học.

  • Điều khiển quá trình tự động hóa trong nhà máy.

  • Sản xuất tích hợp máy vi tính.

Chương trình học ngành Điện – Điện tử cung cấp cho bạn kiến thức xử lý các nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực thiết kế điện, thiết bị điện, xây lắp máy, xây lắp điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời.

Dưới đây là một số môn học tiêu biểu trong chương trình đào tạo của ngành kỹ thuật điện:

  • Xác suất thống kê

  • Lý thuyết mạch điện

  • Hệ thống cung cấp điện

  • Các nguồn năng lượng tái tạo

  • Máy điện trong thiết bị tự động và điều khiển

  • Điều khiển logic và PLC

  • Nhà máy điện và trạm biến áp

  • Hệ thống BMS cho tòa nhà

  • Kỹ thuật điện cao áp

  • Chiếu sáng công nghiệp và dân dụng

Cơ hội việc làm của ngành Cơ điện tử và ngành Điện Điện tử

Xem xét về cơ hội việc làm của ngành Cơ điện tử và Điện điện tử để đưa ra quyết định Nên học Cơ điện tử hay Điện Điện tử.

Nên học Cơ điện tử hay Điện điện tử: Cơ hội việc làm của ngành Cơ điện tử

Tại Việt Nam, theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, hiện nay nhóm ngành về cơ khí – kỹ thuật như: Cơ Điện tử, Luyện kim, Ôtô, Chế tạo máy… đang thiếu nhân lực đến hơn 40% so với nhu cầu.  

Cơ hội việc làm của ngành Cơ điện tử
Cơ hội việc làm của ngành Cơ điện tử

Học ngành Cơ điện tử các bạn có thể làm việc tại các vị trí:

  • Kỹ sư thiết kế, lập trình, vận hành, bảo trì các phần cứng, phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động

  • Chuyên viên tư vấn về công nghệ, thiết kế, lập trình, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động

  • Chuyên viên kỹ thuật cơ điện, phòng điều khiển, phòng công nghệ tự động điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy

  • Chuyên viên quản lý chuyên vận hành bảo trì các hệ thống điện tử công nghiệp, robot công nghiệp trong các dây chuyền sản xuất tự động

Các “ông lớn” trong ngành kỹ thuật cơ điện tử bạn chắc hẳn từng nghe đến như Samsung, LG Electronics, Siemens,… Những tập đoàn này luôn chiêu mộ người tài trong lĩnh vực với mức lương cạnh tranh để phát triển tự động hóa các dây chuyền sản xuất linh kiện, máy móc. Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc như Uniqlo cũng vận hành các cánh tay robot phân loại, đóng gói quần áo.

Cơ hội việc làm ngành Điện điện tử

Cơ hội việc làm ngành Điện điện tử
Cơ hội việc làm ngành Điện điện tử

Xem ngay cơ hội việc làm của ngành Điện điện tử để đưa ra quyết định Nên học Cơ điện tử hay Điện Điện tử

  • Kỹ sư tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì, quản lý…
  • Lĩnh vực năng lượng(sản xuất điện, nhiệt điện, thuỷ điện,…), hệ thống năng lượng tái tạo
  • Thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các hệ thống cung cấp điện(mạng lưới cung cấp điện trung và hạ thế)
  • Các hệ thống điện – điện tử, chiếu sáng cho cao ốc, nhà xưởng…
  • Lập trình các hệ thống tự động hoá để ứng dụng cho các dây chuyền sản xuất trong nhà máy, hoặc đời sống.

Nên học Cơ Điện tử hay Điện Điện tử?

Xét về cơ hội việc làm thì đây đầu là ngành học có cơ hội việc làm rộng mở trong các công ty công nghệ cao hoặc đồ chơi, hoặc làm nhà máy cơ khí chỉ cần các bạn nắm chắc kiến thức chuyên môn, trau dồi kỹ năng mềm đặc biệt là ngoại ngữ. 

Các tiêu chí để lựa chọn học Cơ điện tử hay Điện điện tử
Các tiêu chí để lựa chọn học Cơ điện tử hay Điện điện tử

Nên học Cơ Điện tử hay Điện Điện tử, cùng xem xét 4 yếu tố dưới đây

Chọn ngành theo sở thích cá nhân

Nếu bạn đam mê thiết kế và phát triển các hệ thống tích hợp giữa cơ khí và điện, yêu thích robot và tự động hóa, thì Cơ Điện Tử có thể là lựa chọn tốt cho bạn.

Nếu bạn thích làm việc với mạch điện, thiết bị điện tử, và công nghệ truyền thông, thì ngành Điện Điện Tử sẽ phù hợp hơn.

Nên học Cơ Điện tử hay Điện Điện tử, xét theo chương trình đào tạo

Sinh viên theo học ngành Cơ điện tử được học nhiều kiến thức tuy nhiên lại không tập trung vào một lĩnh vực như ngành Điện Điện tử.

Cơ điện tử là một ngành tích hợp 4 ngành khác: Cơ khí, điện – điện tử, điều khiển, công nghệ thông tin để thiết kế, chế tạo ra các sản phẩm, các hệ thống công nghệ cao: rô bốt, máy điều khiển số, các hệ thống máy móc tự động điều khiển bằng máy tính. Cơ khí và điện – điện tử để tạo ra phần cứng của hệ thống tự động; điều khiển là linh hồn của máy móc, thiết bị; công nghệ thông tin giúp biến các luật điều khiển thành phần mềm để điều khiển máy, thiết bị, hệ thống tự động. Nói đơn giản Cơ điện tử là điều khiển hệ thống cơ điện bằng máy tính và đây chính là tự động hóa các hệ thống kỹ thuật ở mức cao (điều khiển bằng phần mềm).

Học Điện Tử thì thiên về cấu trúc điện tử, cấu kiện điện tử, học các môn chuyên ngành: mạch điện, trường điện từ, điện tử công suất, kỹ thuật số, vi xử lý, xử lý số, thiết kế mạch, hệ thống thông tin, ….

Nên học Cơ Điện tử hay Điện Điện tử, xét theo cơ hội việc làm

Cơ hội việc làm ngành Cơ Điện tử sẽ rộng hơn ngành Điện điện tử.

Khi học Cơ điện tử ra bạn có thể làm ở nhiều vị trí: Kỹ sư cơ khí, chế tạo máy, kỹ sư Điện – Điện tử thậm chí có thể làm lập trình như các bạn học CNTT.

Còn tốt nghiệp ngành Điện – Điện tử thì sẽ chuyên về Điện nên ra trường bạn sẽ làm việc tại các vị trí như Kỹ sư điện, kỹ sư điện tử – điện lạnh, kỹ sư thiết kế hệ thống điện, …. tại công ty Điện lực hoặc các nhà máy Điện tử.

Chọn ngành theo triển vọng tương lai

Khi lựa chọn giữa Cơ Điện tử và Điện – Điện tử, bạn cần cân nhắc theo triển vọng nghề nghiệp và sở thích cá nhân. Ngành Cơ Điện tử tập trung vào sự tích hợp giữa cơ khí, điện tử, và công nghệ điều khiển, phù hợp với những ai đam mê thiết kế máy móc tự động và robot. Ngành này phát triển mạnh cùng với xu hướng công nghiệp 4.0 và tự động hóa, mang đến cơ hội việc làm tại các nhà máy sản xuất, công ty robot, và lĩnh vực ô tô.

Trong khi đó, ngành Điện – Điện tử chuyên về thiết kế, vận hành, và bảo trì hệ thống điện và thiết bị điện tử. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những người yêu thích công nghệ điện, viễn thông và năng lượng tái tạo. Với nhu cầu cao về kỹ sư điện trong các dự án năng lượng xanh, điện thông minh, và viễn thông 5G, cơ hội nghề nghiệp của ngành này cũng rất rộng mở.

Nếu bạn thích công việc liên quan đến tự động hóa và máy móc, Cơ Điện tử là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu hứng thú với công nghệ năng lượng và viễn thông, Điện – Điện tử sẽ mang lại nhiều triển vọng. Cả hai ngành đều có nhu cầu nhân lực lớn và hứa hẹn nhiều cơ hội trong tương lai.

Trên đây là một số thông tin chi tiết do Trường Cao đẳng Bách Khoa tổng hợp giúp các bạn hiểu rõ hơn về 2 ngành Cơ điện tử và Điện tử. Hy vọng với những thông tin trên, các bạn sẽ phần nào phân biệt được 2 ngành và đưa ra quyết định nên học Cơ Điện tử hay Điện Điện tử dựa trên sự yêu thích, khả năng đáp ứng và mong muốn phát triển nghề nghiệp của mình.



Kết nối với chúng tôi