Chuyên ngành đào tạo: HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
Mục lục
Trình độ đào tạo: Cao Đẳng
Loại hình đào tạo: Chính qui tập trung
Thời gian đào tạo: 2.5 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
- Đào tạo những người làm việc trong ngành Du lịch có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; có sức khỏe tốt. Có kỹ năng làm việc trong các doanh nghiệp lữ hành đồng thời có khả năng tiếp tục học tập, để nâng cao trình độ hoặc phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
- Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc ở các cơ sở kinh doanh du lịch, các doanh nghiệp du lịch lữ hành nhà nước, tư nhân và liên doanh. Những người đủ điều kiện có thể tiếp tục học thêm chương trình liên thông Cao đẳng và Đại học.
Sinh viên ngành Hướng dẫn du lịch học những gì?
Kiến thức giáo dục đại cương |
|||
1 |
Giáo dục quốc phòng |
4 |
Tin học đại cương |
2 |
Giáo dục thể chất |
5 |
Ngọai ngữ căn bản |
3 |
Chính trị |
6 |
Giáo dục pháp luật |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
|||
|
Kiến thức cơ sở ngành |
||
1 |
Tổng quan du lịch |
6 |
Lịch sử Việt Nam |
2 |
Tâm lý du khách |
7 |
Kế toán du lịch |
3 |
Kỹ năng giao tiếp |
8 |
Marketing du lịch |
4 |
Địa lý du lịch |
9 |
Tin học nâng cao |
5 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
|
|
|
Kiến thức chuyên ngành |
||
1 |
Ngoại ngữ chuyên ngành |
6 |
Thủ tục xuất nhập cảnh |
2 |
Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch |
7 |
Nghiệp vụ văn phòng |
3 |
Tuyến điểm du lịch |
8 |
Họat náo |
4 |
Phong tục, lễ hội Việt Nam |
9 |
Y tế du lịch |
5 |
Tổ chức đại lý và điều hành tour |
|
|
Nội dung các môn học
1. Kiến thức cơ sở ngành
Tổng quan du lịch
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức và hiểu biết cơ bản về: lịch sử phát triển của ngành du lịch thế giới, ngành du lịch Việt Nam, sự nghiệp kinh doanh du lịch của ông Tổ “nghề du lịch” Thomas Cook, các xu hướng hoạt động du lịch hiện đại, khái niệm cơ bản về sản phẩm du lịch, những đặc tính của sản phẩm du lịch, cách phân loại các loại hình du lịch… Học phần còn trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến quản trị doanh nghiệp du lịch và những quy định quản lý Nhà nước về Du lịch.
Tâm lý du khách
Cung cấp cho sinh viên kiến thức đánh giá, nhận biết, điều khiển và điều chỉnh hành vi của con người trong hoạt động du lịch; tìm ra quy luật hoạt động con người chi phối du lịch nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong du lịch.
Kỹ năng giao tiếp
Môn học giới thiệu các kỹ năng cần thiết trong giao tiếp, giao tiếp có hiệu quả, kỹ thuật quan tâm đến khách hàng, đáp ứng mong đợi của khách hàng. Môn học còn cung cấp các kiến thức về sử dụng điện thoại và giải quyết những phàn nàn của khách.
Địa lý du lịch
Môn học cung cấp hệ thống kiến thức về đối tượng nghiên cứu, các nguồn lực phát triển du lịch, những đánh giá về tài nguyên du lịch, tổ chức lãnh thổ các ngành du lịch. Ngoài ra, môn học còn giúp cho học viên hiểu biết những đặc điểm cơ bản của tình hình kinh tế, xã hội hiện nay, các tổ chức liên kết kinh tế, du lịch trên thế giới.
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Trang bị các kiến thức về giá trị văn hóa truyền thống, nắm bắt các giai đoạn văn hóa Việt Nam qua từng thời kỳ, bổ sung kiến thức văn hóa Việt Nam nhằm phục vụ cho ngành nghề du lịch. Giúp sinh viên so sánh văn hóa Việt Nam khác văn hóa các nước.
Lịch sử Việt Nam
Cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Thông qua các bài học lịch sử, sinh viên sẽ có cái nhìn tổng quan về tiến trình phát triển dân tộc, các triều đại phong kiến ở Việt Nam, những thành tựu văn hóa – khoa học kỹ thuật Việt Nam, những trang sử hào hùng về công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước.
Kế toán du lịch
Cung cấp những kiến thức cơ bản về các nguyên lý kế toán chung và việc vận dụng nó vào doanh nghiệp du lịch, các khái niệm và phạm vi của kế toán trong các doanh nghiệp du lịch, các kỹ thuật ghi chép và lập báo cáo tài chính, các phương pháp tác nghiệp của kế toán.
Marketing du lịch
Cung cấp những kiến thức căn bản về các nguyên lý marketing và việc vận dụng vào thực tiễn kinh doanh bao gồm: Định nghĩa marketing hiện đại; Đại cương hoạt động marketing của doanh nghiệp như môi trường marketing và thị trường của doanh nghiệp…
Tin học nâng cao
Cung cấp những kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng trong quản trị kinh doanh: những ứng dụng của các phần mềm Foxpro, Windows, Excel trong các bài toán kinh doanh và các kỹ thuật quản trị; xử lý, gửi nhận tin trên mạng cục bộ cũng như internet.
2. Kiến thức chuyên ngành Hướng dẫn viên Du lịch:
Ngoại ngữ chuyên ngành
Trang bị kiến thức qua những bài học về văn hóa, về phong tục, lễ hội Việt Nam bằng tiếng Anh… các kỹ năng xử lý tình huống khi giao tiếp với một người ngoại quốc, cách trả lời, đối thoại, phục vụ người nước ngoài khác nền văn hóa với Việt Nam.
Tuyến điểm du lịch
Cung cấp cho người học những tuyến điểm chủ yếu nhất trên các cung đường du lịch Việt Nam bao gồm: các tuyến điểm miền Nam (các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ cùng văn hóa của các cộng đồng người tại miền Tây Nam Bộ), các tuyến điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Nguyên, đặc biệt là “Con đường Di sản tại miền Trung”), các tuyến điểm miền Bắc (Hà Nội, Vịnh Hạ Long…)
Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
Môn học cung cấp những kỹ năng cơ bản của người hướng dẫn du lịch trong việc chuẩn bị, sắp xếp, tổ chức tour, chăm sóc khách hàng tham gia một tour du lịch. Môn học cũng giới thiệu cho người học những kỹ năng nói chuyện, quản trò, thuyết trình,… tại một điểm hoặc đang thực hiện trên tour.
Tổ chức đại lý và điều hành tour
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương thức thiết kế chương trình du lịch bao gồm: tính chi phí các dịch vụ trên tour, đàm phán liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ, thương lượng với khách hàng về phương thức sắp xếp, chọn lựa các điểm tham quan trên tour… Môn học cùng trang bị cho học viên các kỹ năng điều hành tour như: quản lý dịch vụ vận chuyển, phân công nhân sự thực hiện chương trình du lịch , khảo sát tuyến điểm.
Phong tục, lễ hội Việt Nam
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về phong tục tiêu biểu của các tộc người ở Việt Nam, những lễ hội dân gian đậm sắc màu dân tộc trải dài khắp ba miền, những tôn giáo lớn có ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của người Việt Nam…
Thủ tục xuất nhập cảnh
Cung cấp kiến thức về cách đặt vé, các yêu cầu cần thiết và hồ sơ liên quan trong thủ tục xuất nhập cảnh.
Nghiệp vụ văn phòng
Cung cấp kiến thức về soạn thảo văn bản, hợp đồng và các vấn đề liên quan trong công tác văn phòng.
Họat náo
Môn học hướng dẫn người học một số những trò chơi và bài hát trong sinh hoạt tập thể, các kỹ năng hoạt náo, các trò chơi trên xe, trên biển, sinh hoạt lửa trại, những kỹ năng cần thiết trong khi hướng dẫn tour mạo hiểm (khám phá rừng, núi, biển…). Ngoài ra, môn học còn trang bị những kiến thức cần thiết cho việc đi lại vào ban đêm, dấu hiệu nhận biết bạn hay thù, sự phối hợp trong trò chơi tập thể như: quản trò, quản lửa, quản ca và những điều cơ bản khác nhằm đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách trong các chuyến du lịch.
Y tế du lịch
Cung cấp những kiến thức về sơ cấp cứu và giải quyết các vấn đề liên quan sức khỏe trong ngành nghề.
Thực tập tốt nghiệp
Học kỳ III và IV, học sinh sẽ chọn đơn vị, công ty du lịch lữ hành để thực tập và hòan thành báo cáo thực tập.
Chuyên đề tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp
Học sinh đủ điều kiện sẽ được xét làm chuyên đề tốt nghiệp có giáo viên hướng dẫn,
Học sinh không được chọn làm chuyên đề tốt nghiệp sẽ thi tốt nghiệp.
+ Môn 1: Chính trị
+ Môn 2: Lý thuyết tổng hợp (L): L1: Tổng quan du lịch; L2: Marketing du lịch
+ Môn 3: Thực hành tổng hợp (T): T1: Tuyến điểm du lịch; T2: Tổ chức đại lý và điều hành tour